Nền văn hoá tín ngưỡng của các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, luôn bao gồm nhiều truyền thống đặc sắc và lâu đời, một trong số đó chính là phong tục thờ cúng. Trong bài viết này, Tuệ An sẽ tổng hợp một số thông tin hướng dẫn quý khách hàng thực hiện quá trình thờ cúng đúng cách
Phong tục thờ cúng Tổ tiên
Từ xa xưa, phong tục “Uống nước nhớ nguồn” vẫn luôn được cha ông răn dạy con cháu muôn đời. Con người khi sinh ra được sống, được có sinh mệnh này là nhờ có cha ông, tổ tiên.
Nếu không có các đời cha ông đi trước gìn giữ lưu truyền nòi giống từ đời này sang đời khác thì không thể nào có được con cháu như ngày nay. Bởi vậy, việc tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là điều mà mỗi người nên làm và không được quên.
Ở những nước phương Đông, trong nhà của mỗi người thường có bày một bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Có ngày giỗ để tưởng nhớ những người đã mất trong gia đình. Đồng thời, con cháu hàng năm vẫn luôn nhớ đến ông bà tổ tiên, tụ họp để cúng giỗ, thắp hương để tưởng nhớ những người đã khuất.
Phong tục thờ Thần linh
Trong phong tục thờ thần linh sẽ có 2 loại đó là thờ thần bản xứ và thờ gia thần. Phong tục này phổ biến và quen thuộc ở nhiều nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Con người tìm đến thần linh như một chỗ dựa tạo sự an tâm, trấn an tinh thần của mình. Mọi thứ đều mong muốn có sự ổn định, bớt đi được sự chông chênh phần nào, có điểm tựa tâm lý vững chắc.
Gia thần là những vị thần như thổ công, thổ địa,… Theo dân gian có quan niệm rằng, bất cứ nơi nào, mảnh đất nào cũng sẽ có thổ địa giúp cai quản đất đai, trông nom việc nhà, phù hộ bình an, đem đến tài lộc cho con người. Đây là quan niệm được ảnh hưởng từ tín ngưỡng đa thần giáo trong xã hội Trung Quốc xưa kia.
Thờ cúng như thế nào cho đúng?
Bày biện bàn thờ
Người Việt luôn có quan niệm rằng bàn thờ là phải thanh tịch và sạch sẽ nên việc làm vệ sinh bàn thờ bằng nước sạch, nước rượu gừng hoặc nước hoa là điều gia chủ phải thực hiện thường xuyên. Thông thường thì việc làm sạch bàn thờ sẽ tiến hành vào ngày 30, ngày 14 hàng tháng trước khi cúng mùng 1, cúng rằm và vào những ngày lễ tết, ngày giỗ…
Các đồ dùng cúng lễ trên bàn thờ phải được bày biện một cách hợp lý và theo đúng nguyên tắc là bình hoa thì phải nằm ở phía bên phải còn hoa quả thì bày ở bên trái. Đèn dầu, nến, chén thờ, mâm bồng đều sẽ đặt ở phía trên. Bát hương được đặt ở vị trí trang trọng nhất ngay giữa bàn thờ và bất di bất dịch.
Trên bàn thờ thông thường sẽ cần những vật phẩm thờ cúng gì ?
Theo phong tục, bàn thờ gia tiên đặt ngay tại gian nhà chính và thường nhà giàu có thì đồ thờ phụng thật trang hoàng, sơn son thiếp vàng và các món đồ thờ cúng vật phẩm thờ cúng gốm sứ tâm linh. Mỗi một món vật phẩm thờ cúng mang một ý nghĩa riêng biệt và góp phần tạo nên “ nét đẹp văn hóa truyền thống thờ cúng của mỗi nhà” vậy nên bất cứ món đồ nào cũng không thể thiếu như:
- Bát hương thờ.
- Bài vị thờ.
- Bình hoa thờ.
- Mâm bồng thờ.
- Ấm chén thờ cúng.
- Hũ chóe thờ.
- Cặp đèn dầu thờ trong thờ cúng.
Ngoài ra còn có những lễ vật thường được sắm sửa trên bàn thờ theo đúng phong tục truyền thống như hoa quả (thường là ngũ quả), bánh kẹo, rượu, hoa tươi, trầu cau, xôi, chè, phẩm oản, tiền vàng mã…Bên cạnh đó thì bạn còn có thể bày thêm gà luộc, bánh chưng, bánh bao, thịt quay hoặc các món ăn mặn khác trong ngày giỗ ông bà tổ tiên.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên
Đầu tiên gia chủ sẽ phải tiến hành việc đốt đèn dầu hoặc nến lên, sau đó sẽ bắt đầu thắp hương, thỉnh chuông rồi khấn, vái. Nghi thức này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng từng bước và theo thứ tự vai vế của những người trong gia đình, nhất là trong các ngày giỗ Tổ thì vai vế lại càng được chú ý hơn.
Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia chủ (chủ hộ hoặc con trường nam hoặc cháu đích tôn… .) khăn áo chỉnh tề thắp hương, đứng trước bàn thờ, vải 3 vải và khán Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thấp theo sô lẻ: một, ba, năm nên. Sau khi gia chủ khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vải trước bàn thờ.
Quan niệm của người trước, và ngày nay vẫn được giữ nguyên. Đó là thông qua việc nhìn vào “ cách bày trí, sắp xếp vật phẩm đồ thờ cúng” như thế nào, sử dụng vật liệu gì và bày biện trang hoàng ra sao, có thể nhìn thấu được tâm tư, đời sống tâm linh và nếp sống của mỗi nhà.
Tuệ An hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, mọi người sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc sắp xếp và bài trí bàn thờ cho gia đình mình. Nếu như anh/ chị đang có nhu cầu tân trang hoặc tìm kiếm một không gian thờ cúng trang nghiêm cho gia đình mình, thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Tuệ An, để được đội ngũ nhân viên tư vấn thêm các thông tin chi tiết hơn nhé !
THÔNG TIN LIÊN HỆ – BÀN THỜ ĐẸP TUỆ AN:
- Địa chỉ: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
- Hotline: 0344.517.683