Tìm hiểu về Văn hóa thờ cúng của người Việt sao cho hợp phong thủy

Ông bà ta thường có câu: “Có thờ có kiêng, có thiêng có lành”, thật vậy hầu hết mọi việc làm trong đời sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày của người dân Việt Nam, đều phải đảm bảo yếu tố phong thuỷ, bao gồm cả văn hoá thờ cúng. Hãy cùng Tuệ An tìm hiểu về Văn hóa thờ cúng của người Việt sao cho hợp phong thủy trong bài viết sau đây.

Văn hóa thờ cúng của người Việt

Phân loại các văn hoá tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Ở một chừng mực nhất định, văn hoá tín ngưỡng không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hoá mà còn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hoá các dân tộc. Mỗi tín ngưỡng đều có nhiều biến thể, trong quá trình biến đổi và giao thoa, được chia thành 4 nhóm chính gồm:

Văn hoá tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên gia tộc, dòng họ là một tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt ở mọi vùng văn hoá. Tuy nhiên, không phải dân tộc nào cũng có tín ngưỡng thờ tổ tiên. Mỗi dân tộc lại có sắc thái khác nhau trong tín ngưỡng này.
Khong Gian Phong Tho Hien Dai Tue An 12

Văn hoá tín ngưỡng thờ các vị Thần

Thờ cúng các vị thần bảo vệ gia đình không hề xa lạ tại Việt Nam. Đối với người Việt, thờ ông bà ở gia đình là việc chính, được đặt ở giữa nhà, giữa ban thờ, nói lên ước vọng chính của gia đình. Các vị Thần như Quan Công, Cửu Thiên Huyền Nữ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thổ Địa, Thần Tài… sẽ bổ sung thêm những ước vọng khác của gia chủ.

Văn hoá tín ngưỡng vòng đời người

Tín ngưỡng và nghi lễ liên quan tới sự sinh nở, thờ cúng ông tơ bà nguyệt, thờ bản mệnh, lễ tang ma và thờ cúng người chết…

Văn hoá tín ngưỡng nghề nghiệp

Thờ cúng tổ nghề nghiệp là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân, thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” đối với vị khai Sư. Điển hình là các Tín ngưỡng thờ Tổ nghề nông nghiệp, tín ngưỡng thờ tổ nghề: Nguyễn Diệu – tổ nghề dệt (người Thanh Hóa), Lê Hữu Trác, người Hưng Yên – tổ sư ngành y học dân tộc Việt Nam.

084954 gioto 1

Những lưu ý khi thiết kế phòng thờ đảm bảo hợp phong thuỷ

Vị trí phòng thờ

Vị trí bàn thờ – phòng thờ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế phong thủy của cả ngôi nhà cũng như hợp với gia chủ để gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Những lưu ý về vị trí thiết kế bàn thờ cần nhớ:

  • Bàn thờ – phòng thờ cần chọn vị trí thanh tịnh, trang nghiêm nhất trong nhà. Nên đặt ở nơi cao ráo, kín đáo nhưng phải có nhiều ánh sáng tự nhiên
  • Tuyệt đối không bố trí bàn thờ – phòng thờ cạnh phòng tắm, nhà vệ sinh hay khu vực vui chơi của trẻ nhỏ để không làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh, tính trang nghiêm của không gian thờ cúng.
  • Bàn thờ không nên đặt gần hành lang, lối đi lại, cần đảm bảo sự thông thoáng nhưng không được đặt ở nhưng vị trí có luồng gió mạnh. Gió sẽ làm tắt nến, hương trên bàn thờ và có nguy cơ gây ra hỏa hoạn.
  • Theo phong thủy, không nên bố trí bàn thờ nhìn đối diện cửa chính hay cửa sổ vì nó mang đến cho người hành lễ cảm giác bất an và làm ảnh hưởng đến đường danh, tài vận của gia chủ.
Mẫu bàn thờ Tuệ An có kích thước, vị trí, hướng đặt rước tài lộc
Mẫu bàn thờ Tuệ An có kích thước, vị trí, hướng đặt rước tài lộc

Kích thước bàn thờ

Một số kích thước bàn thờ đẹp bạn có thể tham khảo:

Bàn thờ treo:

  • Chiều rộng: 81cm, 95cm, 107cm.
  • Chiều sâu: 48cm, 49.5cm, 56cm, 61cm.

Bàn thờ đứng:

  • Chiều ngang: 127cm; 157cm; 175cm , 197cm; 217cm.
  • Chiều cao: 117cm; 127cm.
  • Chiều sâu: 61cm; 69cm; 81cm; 97cm; 107cm.

Khong Gian Phong Tho Hien Dai Tue An 1

Nguyên tắc chiếu sáng phòng thờ

Không gian ấm cúng và trang nghiêm của phòng thờ thích hợp khi sử dụng bóng đèn phát ánh sáng màu vàng dịu. Ánh sáng của đèn trong phòng thờ không được quá gắt mà phải dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng không gian thờ.

Không gian phòng thờ

  1. Cửa sổ phòng thờ: Nếu trong phòng thờ có cửa sổ để thông thoáng khí thì nên thiết kế xa bàn thờ tránh ánh sáng và gió trời rọi trực tiếp vào bàn thờ.
  2. Rèm cửa sổ phòng thờ: Chọn rèm cửa sổ phòng thờ bạn nên chú ý đến màu sắc sao cho hài hòa với gam màu của căn phòng. Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu đậm hơn so với màu sơn tường.
  3. Tranh treo ở phòng thờ: Tranh phong thủy treo trong phòng thờ không chỉ mang mục đích trang trí mà còn đem đến những vượng khí và tài lộc nếu sử dụng hợp lý.
  4. Gạch lát nền và trần của phòng thờ: Trần của phòng thờ nên cao hơn bàn thờ một mức lý tưởng để khi đốt nhang không bị đen. Phòng thờ nên làm trần bằng thạch cao sẽ không lo bám màu khói khi thắp nhang. Gạch lát nền của phòng thờ cũng tương tự như trên, không nên sử dụng những màu sặc sỡ. Phòng thờ nên lát gạch có màu tối chủ đạo là màu gỗ hoặc lát nền bằng gỗ thì càng tốt.

Khong Gian Phong Tho Hien Dai Tue An 2

Tuệ An hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, mọi người sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc sắp xếp và bài trí bàn thờ cho gia đình mình. Nếu như anh/ chị đang có nhu cầu tân trang hoặc tìm kiếm một không gian thờ cúng trang nghiêm cho gia đình mình, thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Tuệ An, để được đội ngũ nhân viên tư vấn thêm các thông tin chi tiết hơn nhé !

THÔNG TIN LIÊN HỆ – BÀN THỜ ĐẸP TUỆ AN:

  • Địa chỉ: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0344.517.683

BÀI VIẾT LIÊN QUAN